• BẢO VỆ TOÀN DIỆN
    ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
    Giải pháp bảo vệ toàn diện, thân thiện với môi trường.
  • BỀN ĐẸP VỚI THỜI GIAN
    BHS
    Chất lượng đỉnh cao với bề mặt đẹp láng mịn và những gam màu sắc nét, tinh tế.
  • Hệ thống phân phối chuyên nghiệp
    Niềm tin của khách hàng là cốt lõi thành công

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG SƠN NĂM 2018 TẠI VIỆT NAM

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG SƠN NĂM 2018 TẠI VIỆT NAM


           Trong thời điểm hiện nay, thi trường bất động sản đã qua giai đoạn phục hồi và đang tăng trưởng mạnh mẽ với hàng loạt các công trình ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây cũng là nền tảng khiến ngành sơn tăng trưởng mạnh. Tính đến năm 2018 với hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới đều xuất hiện tại Việt Nam, cuộc cạnh tranh trên thị trường giữa sơn nội và sơn ngoại luôn mạnh mẽ.

Điểm chung của thị trường sơn cao cấp là đa số các công ty này đều có nhà máy và hệ thống phân phối, chiếm 35% trên toàn thị trường. Phân khúc trung cấp như các thương hiệu: Akzonobel, Expo, Toa.. chiếm đến 25% thị trường. Nhóm các sản phẩm dành cho phân khúc “ kinh tế” giá tiền bình dân chiếm 15% thị trường với các thương hiệu trong nước như Kova, Tito, Nero…cũng đang khẳng định mình bằng những nỗ lực về giá cạnh tranh khi các hãng này trải hàng trên thị trường với giá thấp hơn từ 30->50%.

 

  1. Cạnh tranh thị trường sơn nội và sơn ngoại.

Hiện tại, Thị trường Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất và phân phối sơn, trong đó khoảng 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của VPIA, trong 5 năm gần đây, sơn ngoại dù có số lượng ít nhưng chiếm 65% thị trường Việt nam, sơn nội chỉ chiếm 35% nhưng đang có tốc độ tăng trưởng.

- Sơn Ngoại:

Các hãng sơn ngoại nổi tiếng : Akzonobel, Jotun, Nippon, Baumatic…đã phổ biến trên toàn cầu và có mặt tại Việt Nam.

Sơn ngoại bao phủ đủ chủng loại. Chỉ cần tìm hiểu về thị trường sơn nước có thể thấy mỗi  loại sơn ngoại đều có tính năng riêng biệt. Sản phảm sơn ngoại phục vụ cho nhiều mục đích như sơn sân bay, tàu biển, sơn phủ tôn mạ, gỗ….

- Sơn Nội:

            Các hãng sơn nổi tiếng: Kova, Đại bàng…chiếm 35% thị trường  là nhà sản xuất trong nước. Dù vậy, thị trường sơn nội vẫn có tốc độ tăng trưởng khả quan. So với sơn ngoại, sơn nội dù chất lượng tốt nhưng không cạnh tranh được với lý do đầu tư quảng cáo và sơn ngoại đã đi vào thị trường từ rất lâu. Để giành thị phần các hãng sơn nội cần đầu tư quảng bá sản phẩm qua các phương tiện truyền thông và chương trình vì cộng đồng. Giảm giá cũng là cách để các hãng sơn nội cạnh tranh với nhau và cả thị trường sơn ngoại. Giảm giá sâu không chỉ được các hãng lớn áp dụng mà nhiều chủng loại sơn mới cũng có mức chiết khấu từ 30->50 % so với giá hãng. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp trong nước mạnh dạn chinh phục thị trường nước ngoài như sản phẩm sơn đá, sơn áo chống đạn của hãng Kova…

II:  Phân tích môi trường ngành sơn

Môi trường kinh tế:

             Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung các sản phẩm  của doanh nghiệp trong nước chiếm thị trường đáng kể. Mức tăng trưởng được cộng hưởng theo đà phục hồi của thị trường bất động sản. Chủ yếu được bánqua các kênh phân phối và cho các công trình, việc xây dựng kênh phân phối sẽ tạo nên cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp. Khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ, nguồn cung ngày càng lớn, cuộc đua về chất lượng, giá cả và ưu đãi được nhiều doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là những doanh nghiệp mới.

             Trong năm 2018 với hơn 38.000 giấy phép xây dựng được cấp phép, nhu cầu xây dựng đã tăng hơn 80%. Số liệu tượng trưng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường xây dựng: vật liệu và sơn trang trí đặc biệt là các sản phẩm sơn tường … Tổng sản lượng sơn tại Việt Nam đạt gần 250 triệu lít/ năm, trong đó sơn trang trí chiếm khoảng 190 triệu lít, chiếm khoảng 65% và đạt giá trị khoảng 54% của toàn ngành.